Đăng bởi: phamvietdaonv | 13.06.2010

NẾU CÁN BỘ CHÍNH PHỦ LÀM SAI MÀ CÁCH CHỨC NGAY THÌ BẦU KHÔNG KỊP –

https://i0.wp.com/phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/889/340889.jpg

PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN SINH HÙNG NÓI ĐÙA HAY THẬT ?

Phúc Lộc Thọ.

Khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng phát ra câu này này tại tại phiên họp Quốc hội toàn thể sáng ngày 12/6/2010, trong kỳ họp có nội dung bàn về chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc của Chính phủ; cử tri thấy nhiều đại biểu Quốc hội nhoẻn miệng cười vô tư như những ông Phật trong chùa. Trong khi một số đại biểu, người do cử tri bầu, thay mình bàn và quyết định các vấn đề  liên quan tới sinh mệnh, danh dự, tài sản của quốc dân tại diến đàn Quốc hội vô tư “cười nụ” thì người ngoài, tức là cử tri xem cuộc họp này được truyền hình trực tiếp lại cảm thấy nhói tim, lại “khóc thầm”; cử tri thấy đau về ý kiến trên lắm bởi nếu họ mà sai thì sẽ bị trừng phạt và trả giá ngay lập tức, họ đâu có được tự do như quan chức Chính phủ…( Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm-Kiều… )

Ý kiến trả lời chất vấn này của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sao mà gần giống với câu nói của Tổng thống bù nhìn Việt gian bán nước Nguyễn Văn Thiệu khi sắp bỏ chạy khỏi Việt Nam? Chả nhẽ bối cảnh kinh tế-chính trị-xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay cũng giống với giai đoạn đầu những năm 70 của thế kỷ trước? Đó là khi mà chế độ Việt Nam cộng hòa đang ngụy ngập, hấp hối và sắp sụp đổ vì tham nhũng, vì đám quan chức ngụy quyền cam tâm làm tay sai cho ngoại bang…

Tổng thống Việt gian Nguyễn Văn Thiệu sau khi tuyên bố ra câu giống câu này, một thời gian sau đã bị buộc phải từ chức,chuồn sang Đài Loan ôm theo 14 tấn vàng của ngân khố Việt Nam cộng hòa như báo chí hồi đó loan tin…

Chính phủ mà ông Nguyễn Sinh Hùng là Phó Thủ tướng chả nhẽ cũng đang rơi vào nông nỗi: nếu nghiêm túc, minh bạch, sòng phẳng đúng kỷ cương, phép nước thì bầu và cử không kịp người thay thế những quan chức bị kỷ luật ư? Đất nước Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa tươi sáng và tốt đẹp nhất trần gian mà lại như vậy sao? Nhớ Nguyễn Trãi khi xưa từng viết: Vận nước lúc thịnh, lúc suy; Nhưng hào kiệt đời nào cũng có…Anh hùng hào kiệt nước Nam ta thời nay đâu rồi? Hy vọng đây chỉ là câu lỡ lời, câu nói đùa rất dễ dẫn tới vạ miệng của ông Phó Thủ tướng tại một diễn đàn nghiêm túc bàn việc nước sẽ được ông sớm cải chính, rút lại !

https://i0.wp.com/nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/06/14/2-PTT2.jpg

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thừa nhận: trong hàng chục việc mà ông trực tiếp giải quyết cũng có đôi ba việc ông làm sai, làm hỏng thậm chí sai nghiêm trọng, điều này là bình thường vì Phó Thủ tướng, quan chức Chính phủ cũng là con người, cũng bị “vợ bìu con rín “ … Điều không bình thường ở chỗ: ít khi cử tri thấy cá nhân từng thành viên Chính phủ, quan chức trong bộ máy Chính phủ đứng ra nhận sai, nhận lỗi cụ thể A,B,C,D…nào đó trước dân, với dân một cách tự giác, hồn nhiên…trừ khi bị đưa ra tòa.

Cử tri rất mong các ông thường xuyên dám tự nhận những cái sai cụ thể do các ông làm ra. Các ông đã làm sai điều gì, nhận khuyết điểm đến đâu và quan trọng là đã có cách gì để khắc phục chưa. Còn như nhận sai rồi lại để đấy, nhận sai rồi đổ cho cơ chế, cho tập thể, cho trời, đất, thời tiết… thì nhận sai kiểu ấy phỏng có ích gì?

Các ông đều tuyên bố là cần phải làm đường cao tốc Bắc-Nam, nhưng những lý do mà các ông nêu ra thì chưa thuyết phục được cử tri vì sao phải làm, đến đại biểu Quốc hội mà còn nhiều người phản đối? Mà tiền là tiền của nhân dân? Vậy Quốc hội đang hoạt động điều hành theo thể chế “dân chủ” hay “chính phủ chủ” ?

https://i0.wp.com/www.longan.gov.vn/chinhquyen/cthue/Pictures/web-10-009/tin-tuc-thoi-su/Sep-Hung_giua-DN-tieu-bieu33682058.jpg

Phó Thủ tướng nói ông yên tâm, ông nói cần và nhất thiết phải làm, ông nói Chính phủ đủ tiền để làm không đến nỗi vỡ nợ như Hy Lạp? Nhưng các ông lại không đưa ra được luận chứng nếu làm đường sắt tốn kém này thì mang lại lợi ích gì cho dân cho nước, có lãi không, có trả được nợ không, số đông người dân có đủ tiền mua vé để tham gia loại phương tiện này không ? Liệu 56 tỷ USD này có là khoản tiền không chỉ tính vào giá thành kinh tế mà còn là giá thành niềm tin và giá thành phát triển…” như một thành viên Chính phủ phát biểu Trong lúc các đại biểu Quốc hội đang chờ nghe những lời giải thích thấu tình đạt lý để giám bức xúc, giảm stress thì ông lại sử dụng quyền lực Thủ tướng, dùng những lời lẽ khoa trương, đại ngôn để áp đặt chính kiến theo kiểu “ cả vú lấp miệng em”, làm vậy thì dân làm sao mà cảm thông, mà không đau, không bức xúc ? Khi ông đã nói dứt khoát phải làm thì tranh luận lãi với ông, một người đang nắm quyền to trong tay làm gì cho phí sức !

Nếu dự án này có lợi về kinh tế tại sao các định chế tài chính quốc tế mời mà người ta không tham gia theo hình thức BOT? Điều này ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng đã phát biểu tại diễn đàn Quốc hội. Không một quốc gia nào mặn mà; tức là người ta tỉnh táo nhìn ra khả năng không thu hồi được vốn đầu tư ?!

Chả nhẽ Việt Nam quyết tâm bỏ ra 56 tỷ USD để đầu tư cho một dự án để phục vụ nhiệm vụ chính trị, để chứng tỏ mình là nước giàu có, khoa học-kỹ thuật tiên tiến; tức là nhằm mỗi mục đích giải quyết mỗi khâu  “ MIXTƠ  OAI “ cho Chính phủ ?!

Hiện Nhật, Tây Âu, và WB đã tuyên bố họ không tham gia vậy thì chỉ còn Trung Quốc chắc chắn là đối tác tiềm năng cuối cùng? Vậy Trung Quốc là ai, họ tốt xấu với Việt Nam như thế nào, hàng ngàn năm nay lịch sử vẫn còn ghi trong sử sách; ông là Phó Thủ tướng chắc ông nắm được nhiều thông tin hơn thảo dân này…

Tôi biết, sắp tới Chính phủ sẽ đưa ra Quốc hội để biểu quyết vấn đề này; trước khi biểu quyết chắc rồi cũng giống như lần xin ý kiến về việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội. Quốc hội đã phát phiếu thăm dò tới từng đại biểu và yêu cầu từng đại biểu ghi chính kiến của mình có ký tên?

Thao tác này thường được tiến hành song song với thao tác công tác Đảng trong nội bộ của từng Đoàn đại biểu Quốc hội. Các đoàn đại biểu bao giờ cũng có cơ cấu tổ chức Trưởng Đoàn và thường là Bí thư Tỉnh ủy hoặc cương vị cao về Đảng tại vùng miền của đại biểu Quốc hội.Khi Trưởng đoàn đã quán triệt cho các đảng viên của đoàn nội dung A,B,C,D…nào đó rồi thì điều đó nghiễm nhiên là chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về Đảng. Mà trong 19 điều quy định đảng viên không được làm là không được có ý kiến trái với ý kiến của cấp trên…

Hiện nay, về số lượng đại biểu Quốc hội có tới 92 % đại biểu là đảng viên. Do đó, mọi thao tác bấm nút tán thành này nọ, đôi khi là do các đại biểu vì ý thức chấp hành mệnh lệnh của tổ chức Đảng mà bấm, chứ chưa chắc đó đã là thể nguyện của số đông dân chúng. Sở dĩ phải nêu ra điều này để Chính Phủ và Quốc hội cần lường trước những mặt trái của hình thức dân chủ này!

Thưa Phó Thủ tướng, quan chức Chính phủ trong đó có ông có thể làm sai nhưng Chính phủ vẫn tồn tại, vẫn tại vị, vẫn nhận lương và bổng lộc đều đều; Điều này hoàn toàn khác với một đoàn tàu cao tốc chỉ cần sai một chi tiết, một thao tác kỹ thuật là cả đoàn tàu cùng với sinh mạng của hàng ngàn con người sẽ lao vào hố thảm họa ! Và chỉ cần vài vụ thảm họa thì dân có cho kẹo người ta cũng không đi, vì vừa đắt vừa không an toàn !

Cái dự án này nếu sai, nếu không hiệu quả thì đời con, đời cháu sẽ nai lưng ra mà trả nợ một khoản tiền không nhỏ một tí nào ? Lúc đó ông và người viết bài này chắc chắc cũng đã trở thành người thiên cổ; do đó có muốn quay lại nhận lỗi hay có hình thức gì đó mong để chuộc lỗi, đền bù thì cũng đã hết cách !

Ông và Chính phủ gồm những quan chức mà “nếu làm sai bị kỷ luật ngay thì bầu và cử không kịp…” có thấu cho nỗi lo lắng, đau lòng này của trăm họ đang lầm than, đang phải cơ cực kiếm từng đống xu nhỏ để nuôi sống vợ con và đang phải chịu cái cảnh mùa hè nóng trên 40 độ mà không có điện thường xuyên kéo dài; một số nơi còn không có cả nước sinh hoạt ?

Một quốc gia cũng như một gia đinhg, cho dù đã có của ăn của để, việc trước tiên là phải nghĩ cách đầu tư để làm ra của cải; điều thứ 2 là của cải làm ra rồi thì làm sao quản lý cho tốt, cho nó mang lại hiệu quả cao nhất, không lãng phí, không hoang phí. Còn đi vay đầu tư đầu tư cho cơ sở hạ tầng thì phải xem những hạ tầng nào xét thấy không thể không đầu tư; còn những cơ sở hạ tầng mà chưa làm chưa chết ai, là thứ để chơi sang như tàu cao tốc thì khi nào dư giả mới nghĩ tới? Còn nếu đầu tư để sinh lợi thì phải tính toán thật chắc ăn rồi mới đi vay để đầu tư?

Người Việt Nam đang bức xúc vì bệnh viện quá tải, điện sinh hoạt đáp ứng chưa được một nửa, tại nhiều địa phương điện được cấp ngày 1 cắt một ngày trong những ngày hè nóng bức; giao thông tại các thành phố lớn thì ách tắc; mùa mưa thì úng ngập như biển.Rồi thì 2 vựa lúa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới, chính ông cũng đã phát biểu ra điều này! Vậy thì tìm cách để nó không bị ngậm mặn nếu nay mai nước biển sẽ dâng 1 m? Nếu có vay hàng trăm tỷ USD để đầu tư cho cơ sở hạ tầng này thì đảm bao nhân dân sẽ sẵn sàng cùng Chính phủ thắt lưng buộc bụng mà làm…

Nếu nghĩ tới tương lai thì sao Chính phủ không vay tiền để đối phó với biến đối khí hậu? Xem đoạn biển nào có khả năng tôn lên,  làm đê kè để chống xâm lấn biển.

Tại sao Hà Nội không quy hoạch theo hình thức dãn dân, không tập trung vào Láng Hoà Lạc cho xong để kéo dân ra khỏi nội đô là bới ra chuyện đưa trung tâm hành chính lên Ba Vì làm xao xác lòng dân. Láng Hoà Lạc có quy hoạch rồi, có vốn được Nhật bản cấp rồi sao không tập trung đẩy nhanh tiến đô mà kéo dài hết năm này sang năm khác ?

Còn đầu tư cho dự án đường cao tốc là dự án xa xỉ giành cho khách sang, lắm tiền và chỉ thích hợp với cung đường dăm bảy trăm km. Bởi nếu cung đường này mà sử dụng máy bay thì máy bay chưa lên đã xuống nếu là máy bay to; máy bay nhỏ thì chở không được nhiều khách. Còn cung đường dài trên ngàn km thì phương tiện hàng không là tối ưu nhất về mọi phương tiện…

Qua việc đề ra chủ trương này cho thấy, Chính phủ chưa có biện pháp gì hữu hiệu để thúc đấy các tập đoàn nhà nước nắm một nguồn lực kinh tế, vốn liếng lớn nhằm làm ra nhiều của cải, sản phẩm cho xã hội. Tập đoàn điện lực VN là một ví dụ. Để tình trạng thiếu điện nghiêm trọng như hiện nay mà vẫn cư yên tâm lĩnh lương, lĩnh thưởng thì kể cũng lạ. Trong khi những cái sát sườn với quốc kế dân sinh thì Chính phủ bắt tay giải quyết rất chậm; từ đầu năm Thủ tưởng tuyên bố sẽ giải thể, sẽ ký luật những tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn không hiệu quả mà nửa năm trôi qua nào đã thấy kỷ luật được ai? Trong khi đó Chính phủ lại quyết liệt việt đề nghị Quốc hội chấp nhận cho đi vay tiền để đầu tư cho những dự án mà chưa chứng minh được tính cấp thiết và hiệu quả? Chính phủ chỉ nghĩ cách tiêu tiền trong cái phiên họp, kỳ họp mang dấu ấn chợ chiều. Chợ chiều là phiên chợ thường xảy ra nạn tranh mua, tranh bán? Mà nếu Chính phủ đi vay thì lại đi vay ông bạn vàng Trung Quốc chứ vay được ai ? Có âm mưu, có móc ngoặc gì với Trung Quốc trong vụ tàu cao tốc này không ?

Thật đáng lo lắm thay, thật đau lòng lắm thay !

P.L.T

NHỮNG Ý KIẾN TRÁI CHIỀU NHAU VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC-NAM”

-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Đường bộ, đường biển, kể cả đường hàng không cũng tính hết rồi, không tải nổi nhu cầu đi lại, việc xây đường sắt cao tốc là cần thiết.

Ở Nhật Bản, tôi đi từ Tokyo xuống Osaka bằng tàu cao tốc, nhanh như máy bay, mà không có tai nạn gì. Cần nhớ là họ làm từ năm 1964, mà đến năm 1990 cũng mới trả xong nợ cho Ngân hàng Thế giới.

Cũng giống như mình vay ODA bây giờ rồi trả nợ trong 40 năm. Tôi đã yêu cầu tư vấn Nhật, Pháp, Đức, họ đều nói Việt Nam làm đường sắt cao tốc là phù hợp, nếu không thì chậm mất”.

– PTT Nguyễn Sinh Hùng: “Tôi yên tâm với dự án này, chúng ta không thể không làm đường sắt cao tốc; Việt Nam không còn là nước nghèo, chúng ta hội đủ yếu tố để có thể triển khai dự án này”.

-ĐBQH Hà Nam Trần Tiến Cảnh: “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm… Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây”;

-ĐBQH  Nguyễn Ngọc Đào: “56 tỷ USD lớn, nhưng đó là đầu tư cho tương lai, cho sự phát triển. Tại sao chúng ta có thể đánh thắng đế quốc Mỹ, nhưng trước dự án đem lại lợi ích cho con cháu thì lại chùn bước”;

ĐBQH Đắk Nông Lương Phan Cừ : “Miền Trung có những bãi biển xinh đẹp, như những nàng tiên đang ngủ. Có TGV, giao thông thuận tiện, các nàng tiên sẽ được đánh thức”.

-ĐB QH Nguyễn Minh Thuyết:”Hiệu quả dự án rất thấp. Chính phủ đề xuất phương án khai thác khu đất quanh ga để tăng tỷ lệ nội hoàn tài chính, đây là bài toán quẩn. Tàu chỉ đỗ có dăm ba phút thì làm sao dịch vụ tại ga phát triển. Một số đại biểu ví von đánh thức nàng tiên du lịch, nhưng tôi chắc mở mắt ra nàng tiên sẽ hỏi anh ơi, tiền ở đâu?”

– ĐBQH Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh:” Nếu như Việt Nam vỡ nợ thì nước nào sẽ cứu?”

-ĐBQH Nguyễn Văn Thuận-Chủ nhiệm UBPLQH:” Lùi thời điểm tiến hành dự án tới 2020, khi đất nước có điều kiện hơn, con cháu thông minh hơn sẽ làm hiệu quả hơn”.

– BTGTVT Hồ Nghĩa Dũng: “Không một nhà đầu tư nào nhận làm đường cao tốc theo hình thức BOT. Bộ GTVT từng kêu gọi BOT cho đường sắt cao tốc song chẳng ai mặn mà vì “không khả thi”; “Về hiệu quả kinh tế thì không phải là cao, nhưng xét về hiệu quả tài chính thì dự án có thể lấy thu bù chi, hoàn trả được vốn. Yếu tố hiệu quả ở đây xét trên yếu tố tổng hợp kinh tế, xã hội.
BTBTTTT Lê Doãn Hợp: “Nhiều đại biểu phát biểu khẳng định như mình đã có một “cục” 56 tỷ rồi bây giờ chọn cái gì để đầu tư thì không đúng. Vì nếu mình vay làm đường sắt thì người ta cho vay, còn làm cái khác thì họ không cho cho vay…
Theo quan điểm của tôi thì hạ tầng trước sau gì cũng phải làm, làm càng muộn thì giá thành càng cao, làm càng sớm càng tốt, không chỉ là giá thành kinh tế mà còn là giá thành niềm tin và giá thành phát triển. Cái này phải tính rất kỹ…”

ĐBQH Sùng Thị Chư:”Tại sao chỉ 11 nước có đường sắt cao tốc? Tại sao chiều dài đường sắt cao tốc của họ chỉ từ 95 đến 500 km, trong khi của ta hơn 1.500 km? Tại sao mạo hiểm đầu tư cho một dự án có quá nhiều rủi ro, khi vốn vay chiếm đến 2/3 GDP của Việt Nam, nợ quốc gia sắp vượt ngưỡng an toàn?”

ĐBQH Trần Hồng Việt:” Dự báo của Chính phủ đến năm 2030 có khoảng 57 triệu hành khách không di chuyển được trên tuyến Bắc – Nam do không có phương tiện là không có sơ sở.

Việc so sánh Nhật Bản xây đường sắt cao tốc khi thu nhập bình quân đầu người đạt 500 USD và thu nhập bình quân của VN hiện nay đạt 500 USD nên cũng xây đường sắt cao tốc là chưa đúng, vì giá trị 500 USD lúc đó khác. “Mình so sánh với Trung Quốc cũng là quá cách biệt, nó giống như anh nhà giàu mua ôtô, còn ta nghèo cũng cố vay tiền mua ôtô. Đề nghị Chính phủ tập trung nguồn lực giải quyết những vấn đề bức xúc hiện tại. Còn dự án đường sắt cao tốc nên giao cho Quốc hội khóa 13 thực hiện…”

-ĐBQH Lê Đình Khanh: “Chính phủ nên tập trung giải quyết những bức xúc hiện nay, như ách tắc giao thông ở hai thành phố lớn, thiếu điện để dân không còn chịu cảnh mất điện giữa hè, mẻ thép ra lò không đông cứng do mất điện… Đề nghị khi nào thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000 USD trở lên thì Việt Nam làm đường sắt cao tốc…

ĐBQH LS Nguyễn Đăng Trừng, TP Hồ Chí Minh:” Ủng hộ mạnh mẽ,  nếu có cơ hội vay vốn thì Việt Nam nên vay để đầu tư vào việc phát triển hạ tầng giao thông, vốn có tính quyết định đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam.Tôi tin các thế hệ mai sau sẽ cảm ơn nếu chúng ta thông qua chủ trương hết sức chiến lược và có tầm nhìn này”…

TS Lê Đăng Doanh:”Tôi đã hỏi vài người bạn là giáo sư Nhật Bản, chắc chắn không phải là người nghèo, họ cũng xác nhận: Đi công tác từ TokyoKyoto nếu nhà nước trả tiền, họ sẵn sàng đi Shinkansen. Còn tự bỏ tiền túi thì họ chỉ mua vé xe buýt nằm, có mắc võng, chạy suốt đêm mất 6 tiếng đồng hồ, giá chỉ bằng 50-60% giá vé Shinkansen thôi. Như vậy là rõ, Shinkansen không phải là sản phẩm bình dân và không phải tình cờ cho đến nay chỉ có 11 nước trên 200 nước mới sử dụng phương tiện này.”

-Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng: Việc đề xuất xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc chúng tôi không phải chịu bất cứ một sức ép gì. Vấn đề ở chỗ chúng tôi thấy ngành đường sắt phải phát triển như vậy nên đề xuất.

Hơn nữa, với các điều kiện như hiện nay không thể không nghĩ tới việc xây dựng đường sắt cao tốc để kéo 2 đầu đất nước lại gần nhau, để người dân được sử dụng phương tiện thuận lợi và an toàn nhất. Việc đường sắt cao tốc được đưa vào sử dụng sẽ góp phần đẩy văn hóa giao thông lên cao nhất.

Nếu Mỹ coi thế kỷ 20 là thế kỷ đường bộ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội thì thế kỷ 21 này là thế kỷ của đường sắt cao tốc.

– Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Việt Nam làm tàu cao tốc như gia đình ở nhà tranh vách đất muốn mua biệt thự thay vì tích tiền xây nhà ngói. Nên lùi bài toán này đến khi thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000 USD”;

PGS.TS Phạm Công Hà, Chủ tịch Hội Kinh tế & Vận tải Đường sắt Việt Nam:”Việc bỏ phiếu thông quá chủ trương xây dựng ĐSCT là một sự kiện trọng đại. Giá mà có một tấm bia trang trọng ghi tên các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành và không tán thành vay vốn để xây dựng ĐSCT, tấm bia đặt ở nơi công cộng để cử tri cả nước đọc được và suy ngẫm, để con cháu sau này phán xét, thì tôi tin rằng các ĐBQH sẽ suy nghĩ hết sức cẩn trọng trước khi chạm vào nút ấn lịch sử.”

Nguyễn Hải Hoành:”ĐSCT là cả một hệ thống công trình trang thiết bị khoa học kỹ thuật (KHKT) cực kỳ phức tạp sử dụng các thành tựu cao nhất của công nghệ máy tính, tin học, điều khiển tự động và từ xa, điện lực và điện tử, vi điện tử, thông tin liên lạc, cơ khí, khí động học, xây dựng, vật liệu. Đặc biệt nó lại trải dài trên nhiều trăm km, thậm chí cả nghìn km, qua bao nhiêu đô thị đông dân, qua hàng trăm cầu, hầm … nên việc quản lý, trông nom bảo dưỡng nó vô cùng phức tạp, tốn kém, đòi hỏi một đội ngũ khai thác, quản lý, bảo dưỡng có trình độ cao và làm việc cực kỳ nghiêm chỉnh. Tất cả chỉ vì để bảo đảm an toàn chạy tàu, yêu cầu cao nhất trong khai thác ĐSCT.

ĐB Dương Trung Quốc:”Dân nghèo sẵn sàng chọn những phương tiện không an toàn nhưng rẻ tiền. 20 năm nữa cho dù chúng ta có ngồi tính GDP là bao nhiêu, 3.000đôla/đầu người, nhưng phân bố GDP đó ở đâu, người nghèo còn nhiều không. Bỏ một món tiền bằng  3/4 giá vé máy bay họ có lựa chọn hay không?”, .

Uỷ viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Bình Định Vũ Hoàng Hà: “Nếu ý kiến chúng tôi là thiểu số thì xin chỉ làm đoạn thí điểm…”


Bình luận về bài viết này

Chuyên mục